Diễn tập phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải trong vùng nước cảng biển Thừa Thiên Huế năm 2024

Diễn tập phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải trong vùng nước cảng biển Thừa Thiên Huế năm 2024

Diễn tập phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải trong vùng nước cảng biển Thừa Thiên Huế năm 2024

Diễn tập phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải trong vùng nước cảng biển Thừa Thiên Huế năm 2024

Diễn tập phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải trong vùng nước cảng biển Thừa Thiên Huế năm 2024

Đường dây nóng

Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải Việt Nam
Địa chỉ: Số 11A Láng Hạ, Ba Đình, Hà Nội
Điện thoại: 024.37683050 (24/24h)
Fax: 024.37683048
Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải khu vực I
Địa chỉ: 34/33 Ngô Quyền, phường Máy Chai, quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng
Điện thoại: 02253.759.508 (24/24h)
Fax: 02253.759.507
Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải khu vực II
Địa chỉ: Đường Hoàng Sa, Phường Thọ Quang, Quận Sơn Trà, Thành phố Đà Nẵng
Điện thoại:  02363.924.957 (24/24h)
Fax: 02363.924.956
Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải khu vực III
Địa chỉ: 1151/45 Đường 30/4, P. 11, TP. Vũng Tàu, Bà Rịa, Vũng Tàu.
Điện thoại: 0254.3850.950 (24/24h) 
Fax: 0254.3810.353
Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải khu vực IV
Địa chỉ Số 65, đường Nguyễn Văn Linh, thôn Thành Đạt, xã Phước Đồng, TP. Nha Trang, Khánh Hòa.
Điện thoại: 0258.3880.373 (24/24h) 
Fax: 0258.3880.517

Liên kết Website

Thống kê truy cập

Đang truy cập: 13

Hôm nay: 1200

Tháng hiện tại: 29184

Tổng: 2870539

Diễn tập phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải trong vùng nước cảng biển Thừa Thiên Huế năm 2024

04/11/2024

Thực hiện Quyết định số 1704/QĐ-BGTVT ngày 25/12/2023 của Bộ Giao thông vận tải về việc giao kế hoạch nhiệm vụ PCTT&TKCN của Bộ Giao thông vận tải năm 2024. Ngày 25/7/2024, Cục Hàng hải Việt Nam đã ban hành Quyết định số 1074/QĐ-CHHVN về phê duyệt kịch bản tổng thể Diễn tập phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải trong vùng nước cảng biển Thừa Thiên Huế năm 2024, theo đó giao Cảng vụ Hàng hải Thừa Thiên Huế chủ trì, phối hợp các cơ quan, đơn vị có liên quan tại tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Diễn tập phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải trong vùng nước cảng biển Thừa Thiên Huế năm 2024.

Đồng chí Lê Đỗ Mười - Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam phát biểu chỉ đạo tại buổi diễn tập

Ngày 04/11/2024, tại cầu cảng số 2 – Bến cảng Chân Mây thuộc vùng nước cảng biển Thừa Thiên Huế, Cảng vụ Hàng hải Thừa Thiên Huế chủ trì, phối hợp các cơ quan, đơn vị có liên quan tại Thừa Thiên Huế tổ chức Diễn tập phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải trong vùng nước cảng biển Thừa Thiên Huế năm 2024.

Phát biểu tổng kết công tác diễn tập, lãnh đạo Cục Hàng hải Việt Nam cho biết, Tìm kiếm cứu nạn trên biển là hoạt động nhân đạo, được Tổ chức hàng hải quốc tế rất quan tâm với tôn chỉ mục đích là những người làm việc trên biển có quyền được cứu khi bị nạn, không phân biệt màu da, quốc tịch, cuộc diễn tập cũng đã đáp ứng được mục đích nhằm tuyên truyền, quảng bá hoạt động TKCN tới đông đảo quần chúng, nhân dân, các cơ quan, đơn vị tại khu vực để nắm bắt, hiểu biết thêm về công tác TKCN, từ đó nâng cao ý thức tự giác chấp hành các quy định về trật tự an toàn giao thông và sẵn sàng thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ TKCN

Ở nước ta, công tác TKCN nói chung và TKCN trên biển, trong vùng nước cảng biển nói riêng được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo Phòng thủ dân sự Quốc Gia, các Bộ, ngành và địa phương các tỉnh ven biển rất quan tâm chỉ đạo, tạo điều kiện để các lực lượng này hoàn thành tốt sứ mệnh nhân đạo của Quốc gia có biển.

Tại Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030 đã xác định quan điểm: “Việt Nam phải trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển, phát triển bền vững, thịnh vượng, an ninh và an toàn; phát triển bền vững kinh tế biển gắn liền với bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ vững độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, là quyền và nghĩa vụ của mọi tổ chức, doanh nghiệp và người dân Việt Nam” do đó hoạt động hàng hải ngày càng được phát triển và mở rộng.

Để triển khai, thực hiện Quy chế phối hợp tìm kiếm cứu nạn trên biển và trong vùng nước cảng biển, được sự cho phép của Bộ GTVT, Cục Hàng hải Việt Nam chỉ đạo Cảng vụ Hàng hải Thừa Thiên Huế chủ trì, phối hợp với các lực lượng, cơ quan, đơn vị liên quan tại Thừa Thiên Huế tổ chức Diễn tập phối hợp tìm kiếm cứu nạn trong vùng nước cảng biển Thừa Thiên Huế năm 2024. Đây là lần thứ 08 Cục HHVN chỉ đạo Cảng vụ hàng hải tổ chức diễn tập, việc lựa chọn diễn tập trong vùng nước cảng biển Thừa Thiên Huế là do vùng biển Thừa Thiên Huế nằm trên tuyến đường hàng hải Bắc Nam, khu vực này có mật độ tàu thuyền hoạt động cao, luôn tiềm ẩn nguy cơ tai nạn sự cố có thể xảy ra, ngoài ra khu vực này cũng thường xuyên chịu ảnh hưởng từ các loại hình thiên tai như bão lụt, ATNĐ gây ra. Vì vậy, việc tìm kiếm cứu nạn trong vùng nước cảng biển phải được thực hiện tốt, hiệu quả để thuyền viên, người lao động, khách du lịch thực sự yên tâm khi làm việc, du lịch trên biển; góp phần làm tăng trưởng kinh tế - xã hội trong đó có kinh tế biển.

Theo kịch bản diễn biến tình huống giả định diễn tập phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải trong vùng nước cảng biển Thừa Thiên Huế năm 2024, Vào lúc 01h00 ngày 04/11/2024, một tàu biển chở hàng tổng hợp (Tàu VẬN TẢI 09), quốc tịch Việt Nam có chiều dài: 79m; trọng tải: 3.000 DWT; hàng hóa trên tàu: 2400 tấn than; trên tàu có 12 thuyền viên hành trình từ Quảng Ninh đến cảng Chân Mây - Thừa Thiên Huế đang hành trình vào khu neo theo vị trí chỉ định của Đại diện Cảng vụ Hàng hải Thừa Thiên Huế tại Chân Mây.

Các lực lượng diễn tập phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải trong vùng nước cảng biển Thừa Thiên Huế

Trước thời điểm đó, có 01 tàu khai thác thủy sản của tỉnh Thừa Thiên Huế (tàu TTH 13579 TS), chiều dài 29 mét, công suất máy 1.200 HP, trên tàu có 18 thuyền viên, sau thời gian khai thác thủy sản trên biển đã vào thả neo ở khu neo Chân Mây nhưng không thông báo cho Đại diện Cảng vụ Hàng hải Thừa Thiên Huế tại Chân Mây.

Khi tàu VẬN TẢI 09 hành trình vào khu neo theo chỉ định, mặc dù đã tổ chức cảnh giới nhưng do tàu TTH 13579 TS không tổ chức cảnh giới, không trưng các đèn, dấu hiệu khi thả neo nên tàu VẬN TẢI 09 không phát hiện từ xa, không thể điều động tránh va hiệu quả. Hậu quả, tàu VẬN TẢI 09 đã đâm va vào phía lái, mạn trái khu vực hầm máy tàu TTH 13579 TS làm tàu TTH 13579 TS thủng khu vực hầm máy, nguy cơ xảy ra cháy nổ, tràn dầu, nước tràn vào hầm máy, nguy cơ chìm tàu. Tàu VẬN TẢI 09 bị móp ở phần mũi tàu.

Sau khi đâm va, thuyền trưởng tàu VẬN TẢI 09 ấn báo động cấp cứu trên DSC kênh 70 VHF, phát tín hiệu báo động toàn tàu, thông báo cho Đại diện Cảng vụ Hàng hải Thừa Thiên Huế tại Chân Mây, đồng thời nắm tình hình thiệt hại xảy ra, hỗ trợ tàu TTH 13579 TS khắc phục sự cố, TKCN, cùng lúc đó Thuyền trưởng tàu TTH 13579 TS cũng báo động toàn tàu, tổ chức cho thuyền viên kiểm tra tình trạng của tàu, thông báo cho tàu VẬN TẢI 09 biết và yêu cầu hỗ trợ. Do tàu TTH 13579 TS bị nước vào, tàu bị nghiêng có nguy cơ chìm, tàu bị chết máy, 5 thuyền viên trên tàu không giữ được bình tĩnh đã nhảy xuống nước.

Sau khi nhận được thông tin báo nạn, Đại diện Cảng vụ Hàng hải Thừa Thiên Huế tại Chân Mây đã yêu cầu tàu VẬN TẢI 09 phối hợp khẩn trương cứu vớt các thuyền viên tàu TTH 13579 TS rơi xuống nước, kịp thời dùng trang thiết bị cứu sinh hiện có trên tàu, ném các phao áo, phao tròn cho các thuyền viên đồng thời báo cáo cho Giám đốc Cảng vụ Hàng hải Thừa Thiên Huế để thông báo cho các cơ quan liên quan tổ chức ứng cứu theo Quy chế phối hợp TKCN trong vùng nước cảng biển đã được Cảng vụ Hàng hải Thừa Thiên Huế ký kết với các cơ quan, đơn vị có liên quan tại khu vực, trong đó chú trọng phương châm 4 tại chỗ.

Quá trình phối hợp tìm kiếm cứu người rơi xuống nước, thuyền viên tàu TTH 13579 TS phát hiện tàu bị cháy ở khu vực kho vật tư sau lái. Nhận được thông tin báo cháy từ tàu TTH 13579 TS, Chỉ huy hiện trường điều động tàu Sar 411 của Trung tâm Phối hợp TKCN hàng hải khu vực I kịp thời tiếp cận tàu TTH 13579 TS để hỗ trợ công tác chữa cháy. Các lực lượng chức năng đã khẩn trương triển khai ngoài hiện trường dưới sự chỉ huy của tàu CVHHTTH 05 để cứu vớt 5 thuyền viên dưới nước và hỗ trợ chữa cháy tàu TTH 13579 TS. Đồng thời, Chỉ huy hiện trường triển khai sơ tán toàn bộ thuyền viên tàu TTH 13579 TS.

Trong quá trình triển khai ứng cứu, Chỉ huy hiện trường là tàu CVHHTTH 05 đã phát hiện có dấu hiệu dầu tràn từ tàu TTH 13579 TS ra vịnh Chân Mây nên đã thông báo Trực ban cảng vụ để điều động phương tiện, trang thiết bị chuyên dụng ra thu gom dầu tràn.

Với sự phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng chức năng dưới sự phân công chỉ đạo của Cảng vụ Hàng hải Thừa Thiên Huế và chỉ huy hiện trường, công tác cứu vớt toàn bộ số người rơi dưới nước đã nhanh chóng kết thúc, được sơ cứu y tế và đưa toàn bộ thuyền viên trên tàu TTH 13579 TS về bờ an toàn, đồng thời đã dập tắt đám cháy và thu gom toàn bộ số dầu tràn ra biển. Tàu TTH 13579 TS sau khi đã khắc phục tạm thời lỗ thủng đã được lai kéo về vị trí an toàn để tiếp tục sửa chữa.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Hoàng Hải Minh trao Bằng khen tặng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác diễn tập.

Nguồn: vinamarine.gov.vn