Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải Việt Nam | |
Địa chỉ: | Số 11A Láng Hạ, Ba Đình, Hà Nội |
Điện thoại: | 024.37683050 (24/24h) |
Fax: | 024.37683048 |
Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải khu vực I | |
Địa chỉ: | 34/33 Ngô Quyền, phường Máy Chai, quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng |
Điện thoại: | 02253.759.508 (24/24h) |
Fax: | 02253.759.507 |
Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải khu vực II | |
Địa chỉ: | Đường Hoàng Sa, Phường Thọ Quang, Quận Sơn Trà, Thành phố Đà Nẵng |
Điện thoại: | 02363.924.957 (24/24h) |
Fax: | 02363.924.956 |
Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải khu vực III | |
Địa chỉ: | 1151/45 Đường 30/4, P. 11, TP. Vũng Tàu, Bà Rịa, Vũng Tàu. |
Điện thoại: | 0254.3850.950 (24/24h) |
Fax: | 0254.3810.353 |
Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải khu vực IV | |
Địa chỉ | Số 65, đường Nguyễn Văn Linh, thôn Thành Đạt, xã Phước Đồng, TP. Nha Trang, Khánh Hòa. |
Điện thoại: | 0258.3880.373 (24/24h) |
Fax: | 0258.3880.517 |
Đang truy cập: 26
Hôm nay: 1418
Tháng hiện tại: 32551
Tổng: 2671987
Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải Việt Nam (Vietnam MRCC), ngôi nhà của những chiến sỹ áo màu da cam, mang trong mình sứ mệnh bảo vệ ngư dân trên biển và tàu thuyền quốc tế hải trình qua vùng biển Việt Nam.
Tàu tìm kiếm cứu nạn chuyên dụng SAR 413 của Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải Việt Nam kịp thời cứu nạn được 4 ngư dân tàu cá của Việt Nam bị chìm trên vùng biển quốc tế.
Biển dịu êm nhưng cũng muôn phần dữ dội, biển là “nhà” của ngư dân nhưng đôi lúc cũng bủa vây biết bao hiểm nguy đối với những mảnh đời lênh đênh bám biển. Vậy nhưng giữa biển cả mênh mông ngư dân Việt chưa khi nào đơn độc mà luôn có những chiến sỹ áo màu da cam đồng hành trên mọi tọa độ, có mặt bất cứ khi nào ngư dân cần cứu nạn. Những chiến sỹ áo màu da cam ấy là những đội quân thuộc Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải Việt Nam – đơn vị mang sứ mệnh lá chắn cho ngư dân trên biển.
Sứ mệnh đồng hành
Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải Việt Nam (Vietnam MRCC) được thành lập ngày 2/10/1996 theo Quyết định số 2628 QĐ/TCCB-LĐ của Bộ trưởng Giao thông vận tải và được quy định lại về tổ chức và hoạt động theo Quyết định số 1252/QĐ-BGTVT ngày 5/10/2023 của Bộ trưởng Giao thông vận tải.
Là đơn vị sự nghiệp nhân đạo trực thuộc Cục Hàng hải Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải, được Nhà nước giao thực hiện chức năng chủ trì phối hợp hoạt động tìm kiếm cứu nạn trên vùng biển Việt Nam, trừ vùng nước cảng biển, vùng cấm và vùng hạn chế trên biển; là cơ quan đầu mối quốc gia của Việt Nam chịu trách nhiệm điều phối, tham gia các hoạt động hợp tác tìm kiếm và cứu nạn trên biển với các quốc gia và tổ chức quốc tế theo pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia và thừa nhận.
Các chiến binh áo màu da cam tiếp cận và triển khai công tác lặn tìm kiếm cứu nạn.
Hằng năm Trung tâm thu nhận và xử lý từ 350-500 vụ việc liên quan đến tai nạn, sự cố hàng hải, cứu và hỗ trợ hàng nghìn lượt người, hàng trăm tàu thuyền trong và ngoài nước gặp nạn trên vùng biển trách nhiệm của Việt Nam, góp phần giảm thiểu thiệt hại do tai nạn, sự cố gây ra trên cả nước, khẳng định chủ quyền lãnh thổ và uy tín của Việt Nam đối với quốc tế.
Trung tâm bảo đảm duy trì hoạt động thường trực 24/7 giờ, sẵn sàng thu nhận kịp thời và xử lý có hiệu quả 100% thông tin liên quan đến tai nạn, sự cố hàng hải trên vùng biển trách nhiệm tìm kiếm cứu nạn của Việt Nam.
Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải Việt Nam có trụ sở chính đóng tại Hà Nội và 4 Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải khu vực I, II, III và IV có trụ sở đóng tại Hải Phòng, Đà Nẵng, Nha Trang và Vũng Tàu.
Hằng năm Trung tâm thu nhận và xử lý từ 350-500 vụ việc liên quan đến tai nạn, sự cố hàng hải, cứu và hỗ trợ hàng nghìn lượt người, hàng trăm tàu thuyền trong và ngoài nước gặp nạn trên vùng biển trách nhiệm của Việt Nam, góp phần giảm thiểu thiệt hại do tai nạn, sự cố gây ra trên cả nước, khẳng định chủ quyền lãnh thổ và uy tín của Việt Nam đối với quốc tế.
Trong những năm vừa qua, hoạt động tìm kiếm cứu nạn trên biển đã đạt được những kết quả tích cực: Cứu và hỗ trợ tất cả những người bị nạn trên biển, không phân biệt quốc tịch, tôn giáo, điều kiện và hoàn cảnh; là chỗ dựa tinh thần cho người đi biển.
Từ những nỗ lực đó, Việt Nam đã xác lập uy tín và lòng tin quốc tế về hệ thống tìm kiếm cứu nạn trên biển với hiệu quả và độ tin cậy cao, đồng thời góp phần khẳng định chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc; thể hiện trách nhiệm của Việt Nam là quốc gia có biển thực hiện các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên tham gia hoặc thừa nhận.
Coi nạn nhân như người thân
Trả lời báo chí gần đây, ông Nguyễn Bảo Anh, Giám đốc Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải khu vực III chia sẻ rằng Lực lượng cứu nạn hàng hải hiện nay làm việc trên tinh thần “coi người bị nạn như chính người thân của mình”.
Đúng như vậy, đã có không ít những câu chuyện cảm động về hình ảnh các chiến sĩ tàu SAR trải qua muôn trùng sóng gió và những hoàn cảnh khắc nghiệt, vượt ngưỡng của sức người, sức tàu để ứng cứu người và tàu kịp thời trên biển.
Gần đây nhất, ngày 23/11, Tàu SAR 412 thuộc Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải Việt Nam đã cập bến cầu cảng Hải đoàn Biên phòng 48 (Bình Định) an toàn và bàn giao toàn bộ 39 thuyền viên cùng tàu QNg 90251 TS cho UBND huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.
Trước đó, vào lúc 18 giờ ngày 20/11/2023, tàu QNg 90251 TS gồm 39 thuyền viên do ông Nguyễn Duy Thanh (thường trú tại xã Bình Chánh, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) làm Thuyền trưởng, khi đang hành nghề tại vùng biển giữa Hoàng Sa và Trường Sa, Việt Nam, đã bị hỏng máy, tàu mất chủ động dưới điều kiện thời tiết xấu và bị sóng lớn đánh thủng phần mũi tàu, nước tràn nhiều vào tàu khiến tàu chìm nhanh. Nhận thấy tình hình thời tiết nguy hiểm, sóng lớn có thể làm tàu lật úp, Thuyền trưởng Nguyễn Duy Thanh đã liên lạc với Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải Việt Nam yêu cầu được cứu nạn khẩn cấp.
Đến 23 giờ 21 phút cùng ngày, lực lượng cứu nạn hàng hải đã tiếp cận được tàu QNg 90251 TS, triển khai các nhân viên cứu nạn lên tàu để bơm chống chìm và kết nối dây lai dắt đến tàu SAR 412. Tàu SAR 412 triển khai hỗ trợ lai dắt tàu QNg 90251 TS thoát khỏi khu vực nguy hiểm, hành trình về đất liền để bảo toàn tài sản cho thuyền viên.
Đối với nhiệm vụ quốc tế, vụ việc cứu nạn lớn nhất có yếu tố nước ngoài và nhiều thách thức nhất phải kể đến chiến dịch ứng cứu kịp thời 303 người quốc tịch Sri Lanka trôi dạt trên vùng biển quần đảo Trường Sa.
Đầu tháng 11/2022, tàu đánh cá Lady R3, treo cờ Myanmar, chở 303 công dân quốc tịch Sri Lanka từ Myanmar đến Canada, đến vị trí cách mũi Vũng Tàu khoảng 258 hải lý về phía Đông Nam, thuộc khu vực quần đảo Trường Sa của Việt Nam thì gặp sự cố nước tràn vào buồng máy. Lúc 15 giờ 5 phút ngày 7/11/2022, Trung tâm đã phát hiện tàu Helios Leader (quốc tịch Nhật Bản, hô hiệu 7JFI) đang hành trình tại khu vực lân cận và yêu cầu tàu chuyển hướng hành trình khẩn cấp đi cứu nạn tàu Lady R3.
Dưới sự hướng dẫn của Trung tâm, tàu Helios Leader đã tiến hành các biện pháp an toàn cần thiết, đón người bị nạn sang tàu, tiến hành chăm sóc, sơ cứu ban đầu, sau đó đưa toàn bộ 303 người (gồm 264 nam, 19 nữ, 20 trẻ em) về Vũng Tàu.
Tại Vũng Tàu, Trung tâm đã phối hợp với các cơ quan liên quan, điều động tàu SAR 413 tiến hành 2 lượt hành trình, hỗ trợ toàn bộ 303 công dân Sri Lanka từ tàu Helios Leader về cảng Vietsovpetro (Vũng Tàu) bàn giao cho các cơ quan chức năng.
Đó chỉ là hai trong số muôn vàn những câu chuyện về những chiến sỹ áo màu da cam thầm lặng cống hiến giữa cái dữ dội của biển khơi để bảo vệ mạng sống của ngư dân, làm điểm tựa cho ngư dân, cho các tàu thuyền quốc tế hải trình qua vùng biển Việt Nam.
Nguồn: baomoi.vn