Những cứu tinh trên biển

Những cứu tinh trên biển

Những cứu tinh trên biển

Những cứu tinh trên biển

Những cứu tinh trên biển

Đường dây nóng

Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải Việt Nam
Địa chỉ: Số 11A Láng Hạ, Ba Đình, Hà Nội
Điện thoại: 024.37683050 (24/24h)
Fax: 024.37683048
Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải khu vực I
Địa chỉ: 34/33 Ngô Quyền, phường Máy Chai, quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng
Điện thoại: 02253.759.508 (24/24h)
Fax: 02253.759.507
Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải khu vực II
Địa chỉ: Đường Hoàng Sa, Phường Thọ Quang, Quận Sơn Trà, Thành phố Đà Nẵng
Điện thoại:  02363.924.957 (24/24h)
Fax: 02363.924.956
Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải khu vực III
Địa chỉ: 1151/45 Đường 30/4, P. 11, TP. Vũng Tàu, Bà Rịa, Vũng Tàu.
Điện thoại: 0254.3850.950 (24/24h) 
Fax: 0254.3810.353
Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải khu vực IV
Địa chỉ Số 65, đường Nguyễn Văn Linh, thôn Thành Đạt, xã Phước Đồng, TP. Nha Trang, Khánh Hòa.
Điện thoại: 0258.3880.373 (24/24h) 
Fax: 0258.3880.517

Liên kết Website

Thống kê truy cập

Đang truy cập: 13

Hôm nay: 591

Tháng hiện tại: 85576

Tổng: 2613669

Những cứu tinh trên biển

24/06/2024

Nhiều năm qua, các thuyền viên của Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải khu vực III được những người đi biển, bám biển mưu sinh ví như vị cứu tinh trên biển cả.

Các thuyền viên Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải khu vực III tham gia cứu nạn.

Nghề vất vả, hiểm nguy

Với nhiệm vụ quản lý 2 tàu cứu nạn SAR 272 và SAR 413, Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải khu vực III chịu trách nhiệm tổ chức hoạt động phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải (TKCNHH) tại 10 tỉnh, thành phố ven biển từ Ninh Thuận đến hết vùng biển Kiên Giang, trong đó có Bà Rịa-Vũng Tàu. Khu vực này có các hoạt động khai thác dầu khí, du lịch, dịch vụ hậu cần và đánh bắt thủy sản phát triển mạnh. Cùng với nhiều tuyến vận tải hàng hóa hành khách từ bờ ra đảo, ngư trường đánh bắt thủy sản rộng lớn và các cảng biển với mật độ tàu thuyền cao nhất nước. Do đó, công việc của lực lượng TKCNHH rất áp lực, đòi hỏi phải chấp hành chế độ trực ca 24/24.

Chia sẻ về công việc của mình, anh Đinh Xuân Trường, thuyền trưởng tàu SAR 413 cho biết, gắn bó với nghề hơn 11 năm, anh đã cùng với đồng nghiệp thực hiện hàng trăm vụ cứu nạn trên biển. Công việc vất vả, nếu không thật sự tâm huyết, yêu nghề thì khó lòng trụ lại. Nhiều lần làm công tác cứu nạn lúc  sóng to gió lớn, buộc thuyền viên phải ra lao ra boong tàu để tiếp cận nạn nhân. Lúc này, hệ số rủi ro cao, nếu không vững vàng, sơ suất là dễ xảy ra tai nạn đối với bản thân. Nên ngoài yêu nghề, yêu công việc đòi hỏi thuyền viên phải có kỹ năng, sự nhanh nhẹn và dũng cảm.

Theo anh Trần Văn Công, thuyền viên của tàu SAR 272, nhiều người có thâm niên hơn 20 năm gắn bó với nghề, không thể nhớ hết những lần ra khơi cứu nạn. Tất cả diễn ra trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, hiểm nguy luôn rình rập, nhưng với những thuyền viên niềm vui và hạnh phúc nhất là khi tìm thấy các nạn nhân và đưa về đất liền an toàn. Với các anh, cứu nạn không đơn thuần là một nghề mà còn là nghĩa vụ và trách nhiệm vì mục tiêu bảo đảm bình an trên biển, thực hiện tốt nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn quốc tế, tạo dựng niềm tin cho ngư dân, cho những hải trình an toàn trên vùng biển Việt Nam.

Nghiêm khắc rèn luyện thể lực

Do công việc đặc thù, khi vào mùa mưa bão, tàu thuyền về bờ trú thì tàu cứu nạn phải ra khơi. Mỗi lần tàu rời bến, chờ đón họ phía trước là bất trắc, là gió quăng, sóng quật, là hiểm nguy khôn lường. Vậy nên, để có thể làm tốt nhiệm vụ của mình, thuyền viên làm việc trên tàu tìm kiếm cứu nạn thường xuyên phải tham gia các bài tập huấn luyện về thể lực và chuyên môn để sẵn sàng cho nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn.

Anh Đinh Xuân Trường, thuyền trưởng tàu SAR 413 cho biết, để bảo đảm sức khỏe, sức bền, hàng năm đơn vị đều tổ chức các buổi huấn luyện trên bờ. Thuyền viên phải sử dụng thuần thục các dụng cụ như cầu thăng bằng, thang zic-zắc, xà kép, xà đơn và cầu thang trời, cũng như các kỹ năng thao tác của thuyền viên với các dụng cụ phức tạp hơn như lục lăng, vòng quay ly tâm 3600, đu quay 3600, thang quay 3600, cầu sóng. Qua đó, các nhân viên tàu tìm kiếm cứu nạn có thể thực hiện nhiệm vụ cứu nạn trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt.

Năm 2023, Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải khu vực III tiếp nhận và xử lý 110 thông tin báo nạn, tăng 6% so với năm 2022. Số người được cứu, hỗ trợ 175 người, trong đó có 6 người nước ngoài. Số phương tiện là 8 tàu (5 tàu cá, 3 tàu biển). Số người được tàu SAR trực tiếp cứu 43 người.

Sau những bài tập huấn luyện thể lực trên bờ, bài tập cứu người bị nạn dưới tàu bắt các thuyền viên phải xác định tình huống để có thể đưa ra phương pháp cứu nạn phù hợp, như dùng ca nô, bơi, lặn; học chèo thuyền thúng, phòng tình huống có những địa điểm ca nô không vào được.

Ông Lương Trường Phi, Phó Giám đốc Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải khu vực III cho biết, phạm vi hoạt động của đơn vị khá rộng, phương tiện thiết bị phục vụ công tác cứu nạn còn hạn chế, nên việc rèn luyện sức khỏe và nêu cao tinh thần sáng tạo trong thực thi nhiệm luôn được chú trọng.  

Ông Phi mong muốn tới đây Chính phủ tiếp tục đầu tư nguồn lực đóng thêm tàu chuyên dụng cỡ lớn, trang bị thêm các thiết bị tìm kiếm cứu nạn chuyên dùng, hiện đại và có chính sách đãi ngộ tốt hơn nữa để lực lượng cứu nạn yên tâm vượt sóng gió vươn khơi thực hiện nhiệm vụ nhân đạo cao cả mà Đảng và Nhà nước giao phó, mang đến sự sống, niềm tin cho người dân và bảo vệ biển đảo quê hương.

Nguồn: baobariavungtau.com.vn