Phụ nữ là một phần không thể thiếu của lực lượng lao động hàng hải và đóng góp to lớn trong lĩnh vực tìm kiếm, cứu nạn

Phụ nữ là một phần không thể thiếu của lực lượng lao động hàng hải và đóng góp to lớn trong lĩnh vực tìm kiếm, cứu nạn

Phụ nữ là một phần không thể thiếu của lực lượng lao động hàng hải và đóng góp to lớn trong lĩnh vực tìm kiếm, cứu nạn

Phụ nữ là một phần không thể thiếu của lực lượng lao động hàng hải và đóng góp to lớn trong lĩnh vực tìm kiếm, cứu nạn

Phụ nữ là một phần không thể thiếu của lực lượng lao động hàng hải và đóng góp to lớn trong lĩnh vực tìm kiếm, cứu nạn

Đường dây nóng

Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải Việt Nam
Địa chỉ: Số 11A Láng Hạ, Ba Đình, Hà Nội
Điện thoại: 024.37683050 (24/24h)
Fax: 024.37683048
Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải khu vực I
Địa chỉ: 34/33 Ngô Quyền, phường Máy Chai, quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng
Điện thoại: 02253.759.508 (24/24h)
Fax: 02253.759.507
Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải khu vực II
Địa chỉ: Đường Hoàng Sa, Phường Thọ Quang, Quận Sơn Trà, Thành phố Đà Nẵng
Điện thoại:  02363.924.957 (24/24h)
Fax: 02363.924.956
Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải khu vực III
Địa chỉ: 1151/45 Đường 30/4, P. 11, TP. Vũng Tàu, Bà Rịa, Vũng Tàu.
Điện thoại: 0254.3850.950 (24/24h) 
Fax: 0254.3810.353
Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải khu vực IV
Địa chỉ Số 65, đường Nguyễn Văn Linh, thôn Thành Đạt, xã Phước Đồng, TP. Nha Trang, Khánh Hòa.
Điện thoại: 0258.3880.373
Fax: 0258.3880.517

Liên kết Website

Thống kê truy cập

Đang truy cập: 15

Hôm nay: 794

Tháng hiện tại: 61319

Tổng: 2470821

Phụ nữ là một phần không thể thiếu của lực lượng lao động hàng hải và đóng góp to lớn trong lĩnh vực tìm kiếm, cứu nạn

18/05/2024

Ngày 04 tháng 12 năm 2019, Đại Hội đồng IMO đã thông qua Nghị quyết A.1170 (32) tại phiên họp lần thứ 32, công bố chính thức ngày 18/5 là Ngày Quốc tế phụ nữ Hàng hải. Năm nay là năm đầu tiên Ngày Quốc tế phụ nữ Hàng hải được tổ chức rộng rãi trên toàn thế giới. Đây là dịp đặc biệt nhằm tôn vinh, khẳng định và nâng cao vị thế của lực lượng lao động nữ trong ngành Hàng hải, thúc đẩy công tác tuyển dụng và duy trì việc làm bền vững đối với nữ giới; củng cố cam kết của Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO) đối với Mục tiêu Bình đẳng giới năm 2019 và hỗ trợ giải quyết tình trạng mất cân bằng giới tính trong ngành hiện nay.

Logo "Biểu tượng của Phụ nữ Hàng hải"

http://cdhh.edu.vn/Upload/News/_L2022051808304646AM.jpg

 

Ý tưởng logo "Biểu tượng của Phụ nữ Hàng hải" bắt nguồn từ việc hợp nhất biểu tượng giới tính nữ và biểu tượng mỏ neo hàng hải mang tính biểu tượng.

http://cdhh.edu.vn/Upload/News/_L2022051808311748AM.jpg

Theo IMO, lao động nữ chỉ chiếm 1,2% lực lượng đi biển trên thế giới. Dựa trên báo cáo về thuyền viên của Công hội Hàng hải quốc tế và Baltic (BIMCO) và Văn phòng Vận tải biển quốc tế (ICS) năm 2021, ước tính có 24.059 nữ thuyền viên trên toàn thế giới, tăng 45,8% so với báo cáo năm 2015. Sáng kiến thành lập Ngày Quốc tế Phụ nữ trong ngành hàng hải được Ủy ban Hợp tác Kỹ thuật của IMO (TCC) đề xuất lần đầu tiên vào tháng 9 năm 2021 nhằm hưởng ứng chủ đề Hàng hải Thế giới năm 2019 “Trao quyền cho phụ nữ trong cộng đồng hàng hải”.  Đề xuất này đã nhận được sự ủng hộ rộng rãi và là lời kêu gọi tiến tới một môi trường không có rào cản cho phụ nữ, để tất cả phụ nữ có thể tham gia đầy đủ, an toàn và không bị cản trở trong các hoạt động của cộng đồng hàng hải, bao gồm cả đi biển, đóng tàu và từ năm 2022, ngày 18/5 đã chính thức là Ngày Quốc tế phụ nữ ngành hàng hải. Việc gia tăng số lượng lao động nữ là một tín hiệu đang mừng đối với ngành Hàng hải thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Bởi theo quan niệm xưa, nghề đi biển vốn chỉ dành chon nam giới, đây là ngành lao động đặc thù, xa gia đình dài ngày, làm việc trong môi trường khắc nghiệt và chịu nhiều song gió, vất vả.

Lịch sử vẻ vang bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc đã hun đúc nên những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam “anh hùng – bất khuất – trung hậu – đảm đang”. Phát huy những phẩm chất tốt đẹp ấy, trong thời kỳ hội nhập và phát triển, phụ nữ Việt Nam ra sức học tập, bồi dưỡng trí tuệ, năng động, sáng tạo, đóng góp quan trọng vào sự tiến bộ của phụ nữ và bình đẳng giới cũng như sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định “Non song gấm vóc Việt Nam do phụ nữ ta, trẻ cũng như già, ra sức thêu dệt mà thêm tươi đẹp, rực rỡ”

Lịch sử ngành hàng hải cũng chứa đầy các câu chuyện về những con tàu buồm vĩ đại, miệt mài trên các đại dương rộng lớn trên thế giới, được điều hành bởi những thủy thủ hiên ngang, nam tính. Có thể tàu buồm thế kỷ 19 là một thế giới do nam giới thống trị và quyết định, nhưng phụ nữ chắc chắn cũng là một phần của lịch sử phong phú này.

Nữ viên chức Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải Việt Nam

Vì những lý do khác nhau, qua nhiều thế kỷ phụ nữ đã bước ra ngoài tình trạng này, vượt ra ngoài các định nghĩa xã hội về thế nào là nữ tính phù hợp. Những lý do này bao gồm việc phải ứng phó với các tình huống khẩn cấp trên biển, nghĩa vụ yêu nước trong thời chiến, nhu cầu về kinh tế, cơ hội có cuộc sống tốt hơn, tìm kiếm một cuộc phiêu lưu, sự tận tâm và tình yêu. Và đó chính là lý do khiến những người phụ nữ ngày nay không chỉ đảm nhận những công việc thường ngày, nhẹ nhàng, mà họ còn biết cách cân bằng trách nhiệm gia đình với việc tham  vào nhiệm vụ chuyên môn. Hiện nay tại Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải Việt Nam, số lượng viên chức nữ chiếm 24.78%, trong đó giữ vai trò trọng yếu tại các phòng ban chuyên môn chiếm 2.6% so với tổng số viên chức Trung tâm. Bên cạnh đó, họ cũng có người chồng, người cha là thuyền viên tại các tàu tìm kiếm, cứu nạn, sẵn sàng nhận mọi nhiệm vụ và trách nhiệm khi được giao phó và được nhân dân tin tưởng. Đó chính là sự tin tưởng, sự cống hiến, mạnh mẽ và yêu nghề của nữ viên chức ngành tìm kiếm cứu nạn hiện nay./.

Phòng Tổ chức – Hành chính