Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải Việt Nam | |
Địa chỉ: | Số 11A Láng Hạ, Ba Đình, Hà Nội |
Điện thoại: | 024.37683050 (24/24h) |
Fax: | 024.37683048 |
Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải khu vực I | |
Địa chỉ: | 34/33 Ngô Quyền, phường Máy Chai, quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng |
Điện thoại: | 02253.759.508 (24/24h) |
Fax: | 02253.759.507 |
Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải khu vực II | |
Địa chỉ: | Đường Hoàng Sa, Phường Thọ Quang, Quận Sơn Trà, Thành phố Đà Nẵng |
Điện thoại: | 02363.924.957 (24/24h) |
Fax: | 02363.924.956 |
Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải khu vực III | |
Địa chỉ: | 1151/45 Đường 30/4, P. 11, TP. Vũng Tàu, Bà Rịa, Vũng Tàu. |
Điện thoại: | 0254.3850.950 (24/24h) |
Fax: | 0254.3810.353 |
Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải khu vực IV | |
Địa chỉ | Số 65, đường Nguyễn Văn Linh, thôn Thành Đạt, xã Phước Đồng, TP. Nha Trang, Khánh Hòa. |
Điện thoại: | 0258.3880.373 (24/24h) |
Fax: | 0258.3880.517 |
Đang truy cập: 14
Hôm nay: 1133
Tháng hiện tại: 29117
Tổng: 2870472
Ngày 23/11/2023, Chính phủ có Nghị quyết số 197/NQ-CP về việc gia nhập Công ước quốc tế về kiểm soát, quản lý nước dằn và cặn nước dằn của tàu năm 2004 (Công ước BWM 2004). Theo đó, Bộ Giao thông vận tải được giao chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương liên quan triển khai thực hiện Công ước.
Công ước BWM được Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO) thông qua tại Phiên họp của Ủy ban Bảo vệ Môi trường biển (MEPC) tổ chức tại Luân Đôn (Vương quốc Anh) từ ngày 09 đến 13/02/2004, nhằm ngăn chặn sự thâm nhập của các thủy sinh trong môi trường nước dằn được tàu biển chuyển từ vùng biển khác tới, tác động đến hệ sinh thái, kinh tế, sức khỏe con người và tăng cường các biện pháp bảo vệ môi trường biển.
Công ước đã chính thức có hiệu lực vào ngày 08/9/2017. Đối với các tàu hiện có chưa được trang bị hệ thống quản lý nước dằn, phải lắp đặt hệ thống này tại đợt kiểm tra cấp mới giấy chứng nhận IOPP đầu tiên sau ngày 08/9/2019.
Cục Hàng hải Việt Nam nhận định rằng, việc Việt Nam gia nhập Công ước BWM là hoàn toàn phù hợp và để triển khai các quan điểm, chủ trương và các định hướng chiến lược nêu trên và nhiều các định hướng khác có liên quan; đồng thời hoàn toàn phù hợp với Chương trình Nghị sự 2030 về Phát triển bền vững của Liên hiệp quốc. Gia nhập Công ước BWM sẽ nâng cao năng lực quản lý nhà nước về giao thông hàng hải, tạo điều kiện cho đội tàu biển Việt Nam tham gia vào tất cả các tuyến vận tải trong khu vực và trên thế giới; thể hiện rõ hơn Việt Nam là quốc gia có chủ trương hội nhập quốc tế, có trách nhiệm với cộng đồng, tuân thủ luật pháp quốc tế. Việc tham gia các Công ước còn góp phần tăng cường bảo vệ môi trường biển Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi cho các tàu biển Việt Nam cập cảng quốc tế, tạo hành lang pháp lý cho các Cảng vụ hàng hải thực hiện kiểm tra PSC đối với các tàu nước ngoài đến cảng của quốc gia của mình nhằm đảm bảo phù hợp với các quy định của Công ước quốc tế. Các tàu biển đang được vận hành một cách an toàn, hiệu quả đảm bảo ngăn ngừa ô nhiễm môi trường.
Triển khai nghị quyết số 197/NQ-CP về việc gia nhập Công ước BWM 2004, ngày 24/01/2024, Đại sứ Việt Nam tại Vương quốc Anh Nguyễn Hoàng Long đã có buổi làm việc với Tổng Thư ký Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO) Arsenio Dominguez tại Trụ sở IMO tại Luân đôn, Vương quốc Anh để trao Văn kiện gia nhập Công ước BWM 2004, đánh dấu sự cam kết các nghĩa vụ và trách nhiệm quốc tế của Việt Nam liên quan đến Công ước BWM 2004.
Nguồn: vinamarine.gov.vn